MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA ARKKI

Mục tiêu của Arkki là trang bị và nuôi dưỡng một thế hệ mới có tư duy sáng tạo, khả năng tự startup và có các phẩm chất và kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21để hội nhập quốc tế, hội nhập tương lai.
Trong đó, startup không nhất thiết là khởi nghiệp, mà là khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, và bắt đầu các dự án cá nhân và công việc một cách sáng tạo và hiệu quả nhất.

TẠI SAO CHÚNG TA CẦN QUAN TÂM?

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 65% Trẻ em đang bước vào lớp 1 bây giờ sẽ làm những công việc còn chưa được sinh ra trong hiện tại. Thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt. Công nghệ mới đang từng giờ, từng ngày thay đổi nền kinh tế và xã hội của chúng ta. Tương lai là không dự đoán trước được.

Trong bối cảnh đó, chúng ta cần trang bị cho trẻ những gì để chuẩn bị cho tương lai? Các kiến thức mà chúng ta đã dạy trong suốt 200 năm qua đã trở nên lỗi thời. Con đường duy nhất phía trước, là phải cung cấp được cho các em các kỹ năng và phẩm chất cần thiết để vững bước vào một tương lai bất định, và để giải quyết được các vấn đề phức tạp bằng những cách tiếp cận sáng tạo và hiệu quả nhất cho bản thân.

ĐẾN ARKKI LÀ ĐỂ CHƠI, VẬY CÁC BẠN HỌC ĐƯỢC GÌ?

Các bạn đến đây là để chơi và làm việc trên các dự án kiến trúc. Mỗi dự án là một trải nghiệm chơi đùa độc đáo và kích thích sự tò mò, mà trẻ cần áp dụng tư duy giải quyết vấn đề sáng tạo (design thinking), và hệ thống kiến thức – kỹ năng đa bộ môn (STEAM) vào để thực hiện.

Thông qua làm việc với rất nhiều công cụ và nguyên vật liệu khác nhau, trẻ mở rộng vốn “ngôn ngữ” sáng tạo của mình và phát triển tư duy của một nhà sáng chế (maker mindset). Qua quá trình đó, khám phá được năng lực, sở thích của bản thân; rèn luyện các kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho tương lai và để hội nhập quốc tế.

TƯ DUY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SÁNG TẠO/ TƯ DUY THIẾT KẾ

Tư duy thiết kế được biết đến là nền tảng cốt lõi cho các startup đột phá và các công ty công nghệ khổng lồ. Về bản chất, đó là phương pháp giải quyết vấn đề sáng tạo lấy con người làm trung tâm. Arkki tin rằng trẻ em không chỉ cần học, mà còn cần đưa được triết lý này vào quá trình giải quyết vấn đề hàng ngày của mình. Năm bước của quá trình Tư duy thiết kế được đưa vào các dự án của Arkki để trẻ em có thể áp dụng, rèn luyện và hấp thụ tư duy thiết kế một cách tự nhiên.

TƯ DUY NHÀ SÁNG CHẾ

Mỗi dự án của Arkki đều là một thực nghiệm mà trẻ em được trải nghiệm với chính bàn tay và các giác quan của mình. Tại Arkki, trẻ em phát triển cho mình thói quen tạo mẫu thử ngay khi có ý tưởng mới. Không có gì là đúng hay sai, chỉ có phù hợp hay không phù hợp. Các em được hướng dẫn để thực hiện, thử nghiệm, học từ cả thành công và thất bại, và học cách để hoàn thiện dần và phát triển liên tục. Các em còn được học từ bạn bè của mình thông qua hợp tác làm việc chung và được hỗ trợ tích cực trong một môi trường xã hội. Giá trị của sáng tạo không đến từ một ý tưởng tuyệt vời, mà đến từ tính kiên trì, sự hợp tác, quá trình làm việc khoa học, và sự đổi mới sáng tạo liên tục.

KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC LIÊN NGÀNH STEAM

Để giải quyết các vấn đề phức tạp, cần phải thu thập và đánh giá thông tin từ nhiều nguồn, tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều liên ngành khác nhau. Các dự án của Arkki được thiết kế để trẻ em phải tìm cách kết hợp kiến thức và kỹ năng của nhiều ngành STEAM khác nhau vào để thực hiện.
Trong đó, STEAM là viết tắt của: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Các bộ môn Khoa học Xã hội, Con người và Nghệ thuật (Arts) và Toán (Mathematics). Thông qua quá trình này, mỗi đứa trẻ sẽ phát triển các thắc mắc và yêu cầu học riêng của cá nhân mình, dựa vào thiên hướng và trải nghiệm cá nhân. Khi đó, Thầy Cô giáo của Arkki, là các kiến trúc sư được huấn luyện đặc biệt về phương pháp giáo dục Phần Lan, sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện cho các em mở rộng nhu cầu học của mình. Từ đó, giáo dục tại Arkki được cá nhân hóa cho mỗi học sinh.

CÁC KỸ NĂNG VÀ PHẨM CHẤT CỦA THẾ KỶ 21

Thông qua chơi, làm việc và hợp tác với bạn bè trên nhiều dự án, trẻ em được rèn luyện và phát triển các kỹ năng cần thiết để phát triển trong thế kỷ mới. Trong đó, các kỹ năng 5 C’s quan trọng nhất là: kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, khả năng sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp và hợp tác làm việc.
Hơn thế nữa, chính quá trình làm việc nhóm trên các dự án phức tạp sẽ giúp cho trẻ em học và rèn luyện tính kiên trì, sự tập trung, khả năng thích ứng nhanh, tố chất lãnh đạo, sự tò mò và khả năng tạo ra các phát kiến mới. Quan trọng hơn cả, thông qua sáng tạo cùng nhau, trẻ em sẽ được rèn giũa nhận thức về văn hóa – xã hội, và phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) của bản thân.

TẠI SAO SỬ DỤNG KIẾN TRÚC?

Kiến trúc là bộ môn đòi hỏi phối hợp kiến thức và kỹ năng của nhiều ngành nghề khác nhau, đòi hỏi óc thẩm mỹ và các thấu cảm sâu sắc về con người. Do đó, giáo dục kiến trúc cho trẻ em là một phương tiện đặc biệt phù hợp để cung cấp các dự án phức tạp giúp trẻ em rèn luyện tư duy thiết kế và các kỹ năng quan trọng cần thiết cho công việc tương lai, dù ở bất cứ ngành nghề nào.

Kiến trúc còn cung cấp vô số các dự án khác nhau, mà tự thân chúng đã rất kích thích trí tưởng tượng và hấp dẫn đối với trẻ em. Với giáo dục thông qua kiến trúc, trẻ em được làm việc với các cấu trúc ba chiều, thử nghiệm các nguyên vật liệu và công dụng cụ khác nhau với chính bàn tay cùng tất cả giác quan, được tự do khám phá và thể hiện khả năng sáng tạo của mình.

Giáo dục kiến trúc còn cho các em cơ hội nhận trách nhiệm và tham gia vào quá trình phát triển các dự án, không chỉ gần gũi mà còn có tác động to lớn đến cuộc sống của các em hàng ngày – từ sáng tạo ra một đồ vật mới cho đến quy hoạch cả một thành phố.