BIẾN ĐIỂM TRẺ CẦN CẢI THIỆN THÀNH ĐIỂM MẠNH

Albert Einstein đã nói: Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời (con cá đó) sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc”. Chúng ta đều có thế mạnh và điểm yếu, ba mẹ nên nhìn nhận điểm yếu của trẻ như thế nào??

Trong quá trình phát triển của trẻ, nhất là ở giai đoạn tiểu học – từ 6-11 tuổi, một đứa trẻ có điểm yếu hay hạn chế là việc hết sức bình thường. Có thể là kĩ năng cầm nắm, sử dụng công cụ của con chưa tốt. Có thể con chưa có khả năng ghi nhớ đoạn văn dài hay các công thức toán học. Có thể con chưa có khả năng biểu đạt trôi chảy suy nghĩ của mình. 

Tất cả những điểm “chưa mạnh” này với nhiều ba mẹ sẽ mong con có thể thay đổi nhanh, để “bằng bạn bằng bè”. Nhưng thực tế, khối lượng công việc  mà một trẻ áp lực cho trẻ hay tự tạo áp lực cho bản thân khi đặt mục tiêu phải chuyển hoá điểm yếu thành điểm mạnh cho trẻ nhé. 

Một cách đơn giản và hiệu quả, không gây căng thẳng cho cả gia đình là ba mẹ hãy dành thời gian quan sát, tìm hiểu và đánh giá khách quan xem con có thế mạnh gì. Ba mẹ có thể sử dụng phân loại về 10 loại trí thông minh để nhận định dễ dàng hơn. Dĩ nhiên, để chắc chắn việc nhận định là đúng đắn, ba mẹ cần tạo môi trường cho con tương tác, trải nghiệm, thậm chí thử thách càng nhiều thì năng khiếu sẽ bộc lộ càng rõ ràng. 

Một khi đã “xếp loại” được thiên hướng của con, việc còn lại là cần đồng hành và kiên trì giúp con phát triển. Lúc này, phương pháp tiếp cận tích cực sẽ giúp trẻ tin tưởng và dễ dàng chia sẻ sở thích cùng Ba Mẹ hơn, cũng như khuyến khích sự tự tin và tâm trạng thoải mái ở trẻ. Hạn chế thấp nhất việc la mắng, trừng phạt vì đa số trẻ em rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Việc phải sống trong kỷ luật quá nghiêm khắc có thể khiến trẻ rụt rè, tự ti, không dám đưa ra chính kiến, cuối cùng trở thành một người thụ động, nhút nhát. Thay vì la mắng, ba mẹ có thể đặt câu hỏi để trẻ có khả năng phân biệt hành vi nào có lợi hay không có lợi, hay ảnh hưởng tới người khác ra sao, hệ quả như thế nào. 

Từ đó trẻ được rèn luyện tư duy phản biện, biết cách đánh giá và có khả năng tự xây dựng cho mình những thói quen tốt, cải thiện những điểm yếu 

Những điểm yếu của trẻ, Ba Mẹ có thể phân thành hai loại lớn là những điểm yếu có thể khắc phục, hạn chế; và những điểm yếu thuộc về bản tính, không thể thay đổi, bởi vì “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”, “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” mà. 

Với những điểm yếu có thể khắc phục, sẽ là nguồn động lực to lớn khi Ba Mẹ cho trẻ thời gian để trẻ dần điều chỉnh. Ngược lại, nếu đã là những nét tính cách không thể thay đổi được, Ba Mẹ hãy hướng dẫn trẻ học cách kiểm soát và chế ngự, để trẻ hiểu rõ hơn về bản thân và không sợ hãi hay tránh né những nét không hoàn hảo kia. Chỉ khi hiểu rõ bản thân, cả điểm mạnh và điểm yếu, và được ba mẹ ủng hộ, trẻ mới có được sự tự tin và tìm được hướng phát triển phù hợp bản thân.

Hãy giúp trẻ phát triển theo đúng thiên hướng và tính cách bẩm sinh của mình, ba mẹ nhé. Hành trình trưởng thành là chuỗi các sự kiện mà con sẽ dần rèn luyện tư duy phản biện từ những điểu mình làm chưa tốt để hoàn thiện bản thân và thể hiện nét riêng biệt của chính mình mà thôi.