HIỂU HƠN VỀ SỰ NHÚT NHÁT Ở TRẺ

Nhiều trẻ nhỏ vốn dĩ rất nhút nhát khi gặp những tình huống mới. Nhưng bạn sẽ làm gì khi là người thân của một bạn nhỏ cực kỳ nhút nhát?

Điều gì sẽ xảy ra nếu sự nhút nhát ngăn cản cô bé hay cậu bé này tương tác và vui chơi với những bạn nhỏ khác? Điều gì sẽ xảy ra nếu rất nhút nhát ngăn cản trẻ tham gia các hoạt động ở trường mầm non, các lớp học thêm hay trường tiểu học?

Hiểu về tính nhút nhát
Tính nhút nhát là một đặc điểm phát triển bình thường và phổ biến ở trẻ nhỏ. Đó là phản ứng tự nhiên đối với những gì có vẻ như là một tình huống đáng sợ hoặc quá sức. Nhưng rất khó giải quyết sự nhút nhát vì nó là sự pha trộn của nhiều cảm xúc. Sự nhút nhát có thể bao gồm sợ hãi, căng thẳng, e ngại và lo lắng.

Các mức độ nhút nhát khác nhau có thể xảy ra trong suốt quá trình phát triển của trẻ, theo các chuyên gia về mầm non. Ví dụ, trẻ sơ sinh thường sợ những người lớn là người lạ. Ở độ tuổi 4 hoặc 5, trẻ có thể tự tăng thêm sự nhút nhát, hoặc sợ hãi khi bị xấu hổ.

Thông thường, sự nhút nhát sẽ dần biến mất khi trẻ lớn hơn và trải qua nhiều tình huống mới. Những trẻ cực kỳ nhút nhát có thể mất nhiều thời gian hơn để hòa nhập với mọi người hoặc tình huống. Bạn ấy có thể cần sự giúp đỡ của người thân để vượt qua sự nhút nhát của mình.

Làm cách nào để biết con tôi có mắc chứng nhút nhát cực độ hay không?
Một bạn nhỏ rất nhút nhát có thể thể hiện sự kết hợp của các hành vi sau khi ở một nơi hoặc tình huống xa lạ:

  1. Trẻ hiếm khi tự nguyện nói.
  2. Trẻ thường không trả lời khi người lớn hoặc bạn bè cùng lứa đặt câu hỏi cho mình.
  3. Trẻ làm theo chỉ dẫn nhưng không trả lời bằng lời nói.
  4. Khi trẻ nói, bạn thường nói với một giọng rất nhẹ nhàng, yên tĩnh.
  5. Trẻ quay đi khi được người khác nói chuyện và ít hoặc không giao tiếp bằng mắt.
  6. Trẻ thường nhìn xuống đất.
  7. Trẻ quan sát những bạn khác chơi, nhưng không tham gia.
  8. Trẻ trông có vẻ căng thẳng, mất tập trung hoặc lo lắng.
  9. Trẻ có thể từ chối đến một nơi mới mà không có cha mẹ.

Ba Mẹ có thể làm gì để giúp con mình khi bạn ấy cực kỳ nhút nhát?
Là cha mẹ hoặc người chăm sóc, bạn có thể nhẹ nhàng khuyến khích con mình trở nên hướng ngoại hơn. Hãy nhớ rằng con bạn không phải là người nhút nhát vì sự bướng bỉnh, vì vậy con bạn không nên bị trừng phạt vì hành vi nhút nhát. Thay vào đó, hãy coi việc đối phó với sự nhút nhát như bất kỳ quá trình học tập nào khác, chẳng hạn như học đọc, hay sáng tạo một thứ mới một ngày (trò chơi, truyện, tranh vẽ, bài thơ, bài hát v.v). Điều quan trọng là bạn phải kiên nhẫn, nhẹ nhàng và thấu hiểu con khi bạn tăng cường sự tự tin của con.

Nguồn: https://www.dillystreehouse.com/extremely-shy-child/

Đọc tiếp:

10 MẸO ĐỂ GIÚP CÁC BẠN NHỎ NHÚT NHÁT TRỞ NÊN CỞI MỞ HƠN

PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP VÀ NGÔN NGỮ


Dành cho các phụ huynh quan tâm tới chủ đề này, Arkki sắp tới sẽ giới thiệu các chương trình học dành cho phụ huynh & học sinh về:

  • Nghệ thuật kể chuyện dành cho Ba Mẹ
  • Tập tành sáng tạo theo các chủ đề ngày lễ dành cho Con
  • Chương trình phát triển tư duy sáng tạo & kĩ năng thế kỉ 21 trong dài hạn

Ba Mẹ có thể để lại thông tin để được Arkki tư vấn các hoạt động phù hợp nhé!