Khi quản lý nhân sự cũng là người thiết kế

Làm thế nào để các nhà quản lý nhân sự giải quyết vấn đề một cách sáng tạo bằng tư duy thiết kế trong thời kỳ đại dịch COVID-19?

Tuần trước, Giám đốc điều hành (CEO) đã gọi Quản lý Nhân sự đến văn phòng để trao đổi.

Quản lý đến nơi.

CEO nói rằng công ty cần cho 120 nhân viên nghỉ việc ngay lập tức vì tình hình tài chính hiện tại của công ty không đáp ứng nổi mức lương bình quân.

Bằng tư duy thiết kế của mình, quản lý đáp, vâng thưa giám đốc, tôi đã hiểu mục tiêu của công ty, cụ thể ở đây là tối ưu hóa chi phí để giúp công ty sống sót (tư duy thiết kế bắt đầu với việc xác định vấn đề cần giải quyết), nhưng sa thải nhân viên có lẽ không phải là lựa chọn duy nhất lúc này, vậy nên không thể để công ty mất đi những người có tài được (tư duy thiết kế cho thấy sự thấu cảm).

Đến đây, quản lý hỏi: “Thưa giám đốc, tôi có thể điều chỉnh các đầu việc sao cho phù hợp với mô hình hiện tại của công ty, bằng cách đơn giản hóa và thay đổi thiết kế công việc, từ đó công ty có thể tối đa hóa sản phẩm đầu ra mà vẫn tiết kiệm chi phí đầu tư không ạ?” (tư duy thiết kế tạo ra các lựa chọn)

Được, CEO đáp.

Nói đơn giản thì tư duy thiết kế là sử dụng những bộ công cụ của nhà thiết kế để giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo. Quản lý nhân sự có thể trở nên sáng tạo hơn bằng cách tạo ra nhiều lựa chọn nhằm giải quyết các vấn đề của tổ chức. Ở trường hợp nêu trên, quản lý đã đề xuất các lựa chọn gồm thay đổi thiết kế và đơn giản hóa công việc. Trong quá trình tư duy thiết kế, bạn cố gắng nắm bắt được công việc và hoàn cảnh (nhờ sự thấu cảm), xác định vấn đề, phân tích quy trình, đề ra giải pháp và thử nghiệm các kết quả.

Đơn giản hóa công việc là quá trình loại bỏ bớt nhiệm vụ của các thành viên, để họ tập trung hơn vào những công việc phù hợp với mô hình công ty. Mục tiêu của quá trình này là để phát triển các phương pháp cải tiến công việc, giúp tối đa hóa sản phẩm đầu ra mà vẫn giảm thiểu chi phí đầu tư. Đơn giản hóa công việc cũng được xem như một cách can thiệp vào quá trình thiết kế công việc.

Thiết kế công việc đang ngày càng trở thành một công cụ đắc lực giúp định hình việc thay đổi vai trò trong công việc tương lai. Nếu áp dụng đúng cách, nó có thể tạo ra động lực giúp công ty phát triển. Còn tái thiết kế công việc là quá trình sắp xếp lại các nhiệm vụ và quyền hạn để các thành viên thích nghi tốt hơn với quá trình thay đổi môi trường bên trong cũng như bên ngoài tổ chức.

Hãy xét một ví dụ, trong đó quản lý nhân sự đã áp dụng quá trình đơn giản hóa và tái thiết kế công việc một cách sáng tạo.

Bola làm việc ở vị trí tiếp tân của một công ty đang phát triển nhanh trong khoảng 2 năm. Nhiệm vụ của cô ấy là kết nối với ban quản trị, xử lý những việc vặt trong văn phòng và tiếp khách. Bola rất thích công việc này. Tuy nhiên, khi công ty phải làm việc từ xa do ảnh hưởng của COVID-19, vai trò của Bola không còn hữu dụng bởi các kỹ năng bàn giấy và quản trị không còn có ích khi làm việc trực tuyến nữa. May thay, Bola vẫn có những kỹ năng có ích khác như khả năng tổ chức, sáng tạo, chăm sóc khách hàng và nhập dữ liệu.

Bola là một người chăm chỉ và có chuyên môn tốt. Cô ấy là một nhân viên xuất sắc. Công ty sau đó quyết định tái thiết vai trò của Bola bằng cách đơn giản hóa nhiệm vụ của cô sang một “Nhân viên chăm sóc khách hàng” thay vì một “Nhân viên tiếp tân” như trước đây. Vai trò của Bola đã được tái thiết nhằm xây dựng và tiếp cận các đối tác trực tuyến, sáng tạo nội dung và thiết kế đồ họa, theo dõi danh mục tiếp cận khách hàng trực tuyến, và làm việc như một nhà quản lý dự án. Vai trò của Bola đã được đơn giản hóa và tái thiết để cô trở thành người giúp công ty tạo ra lợi nhuận một cách tối đa. Thay vì loại bỏ, thì vai trò của Bola đã được tái thiết.

Quản lý nhân sự có thể tăng nguồn thu cho doanh nghiệp, bằng cách thay đổi một số vị trí trong công ty qua quá trình đơn giản hóa và tái thiết công việc, tận dụng công nghệ và hạn chế đáng kể số lượng nhân viên bị sa thải. Quản lý nhân sự cần sử dụng tư duy thiết kế để tạo ra giá trị cho tổ chức, đề ra các giải pháp phù hợp nhất dựa trên công nghệ có sẵn.

Nguồn: https://www.linkedin.com/pulse/how-hr-can-use-design-thinking-solve-innovatively-covid-19-lara-yeku/?articleId=6664620658602897408


Hãy cùng tham gia vào workshop: “THIẾT KẾ LẠI SỰ NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC HẬU COVID”, để được truyền cảm hứng và định hình lại bản thân với các công cụ và tư duy cần thiết:

• Thế giới đã thay đổi như thế nào vì Covid? Tại sao chúng ta cần thay đổi?
• Chúng ta cần làm gì để cân bằng mục tiêu, nguồn lực và các cơ hội trong giai đoạn này?
• Làm sao áp dụng Tư duy thiết kế (Design Thinking) và các công cụ sáng tạo khác để đạt mục tiêu kinh doanh và sắp xếp lại cuộc sống?

Đăng ký ngay tại: https://bigtime.vn/thiet-ke-lai-su-nghiep-va-to-chuc-4651