Nền giáo dục Phần Lan xây dựng “kĩ năng người trong thời đại máy như thế nào”

Trong những năm gần đây, khi OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) giới thiệu các kĩ năng cần trang bị cho học sinh trong thế kỉ 21. Nhiều phụ huynh tìm nhiều chương trình học được giới thiệu để xây dựng  tất cả các kĩ năng cụ thể trong các bộ kĩ năng. Vấn đề của việc rèn luyện tất cả các kĩ năng này gần như không thể vì hầu hết lịch học của học sinh châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng tự thân đã dày đặc với chương trình học chính thức và phụ đạo. Hoặc một số khác chọn các kĩ năng xếp hạng cao để ưu tiên rèn luyện. Ví dụ như các chương trình tập trung vào rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh. Nhưng sẽ rất khó khi thứ hạng này của các nhóm này có thể sẽ thay đổi thứ tự theo thời gian và theo cách phân tích khác nhau của các tổ chức(1). Một chương trình giáo dục hoàn thiện cũng không thể tự thân thay đổi và chứng minh giá trị của nó trong một chu kỳ ngắn. 

(1) Bảng xếp hạng các kĩ năng quan trọng của Diễn đàn kinh thế thế giới trong năm 2015 và 2020

Tư vấn, làm việc và lắng nghe rất nhiều tâm sự của phụ huynh, tôi nghĩ đôi khi chúng ta phải thật bình tĩnh để xem xét lại bản chất của giáo dục. Ở mức độ cá nhân có thể sẽ khó để có thể đồng ý với nhau những vấn đề mang tính xã hội của giáo dục như chính sách, dân trí những ngành liên đới như kinh tế, quốc gia, chính trị. Nhưng thống nhất giữa những cá nhân dù có trải nghiệm học tập khác nhau về học tập,  chúng ta có thể đồng ý khái niệm rất căn bản là giáo dục là đào tạo con người. 

Vì vậy dù tương lai bất định, nền kinh tế 4.0 có những đột phá thay đổi nhanh rộng, có rất nhiều kĩ năng được yêu cầu cần phải có, nhưng suy cho cùng nó cũng xoay quanh năng lực và kỹ năng tồn tại bên trong mỗi người, những kỹ năng mà con người có thể đạt được thông qua rèn luyện hoặc nuôi dưỡng. Hãy bình tĩnh để nhìn nhận rằng, những kỹ năng rất cần trong thời đại máy không biến chúng ta thành robot ngược lại nó làm tăng khả năng cạnh tranh của chúng ta. Như việc rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh, rõ ràng rèn luyện kĩ năng này thật sự giúp con em chúng ta tư duy khác biệt với máy móc. Không chỉ là cần học môn học nào mà câu hỏi cần đặt ra là chúng ta cần môi trường giáo dục như thế nào để giúp học sinh rèn luyện và nuôi dưỡng những kỹ năng cần thiết. 

Cùng nhìn vào chương trình giáo dục truyền thống, và kinh nghiệm học tập của hầu hết tất cả chúng ta, môi trường giáo dục chúng ta trải qua chấp nhận một học sinh có thể đạt điểm rất cao ở môn tự nhiên nhưng gần như thấp điểm hoặc bỏ qua các môn xã hội. Điều này  xây những vỏ bọc vững chắc cho mỗi cá nhân và tổ chức, rất hiển nhiên, trong môi trường làm việc rất khó có sự liên kết và trao đổi giữa các khối kỹ thuật và phòng tư vấn sản phẩm. Một kỹ sư hay chuyên viên kỹ thuật sẽ chấp nhận mình không có khả năng thuyết trình hay trình bày bằng hình ảnh. Ngược lại một nhân viên nhân sự sẽ bằng lòng với sự hạn chế về kiến thức kỹ thuật. Trong các nhóm kỹ năng và năng lực của thế kỷ 21 sẽ rất khó hòa nhập nếu một cá nhân rất giỏi phản biện nhưng không thể hợp tác và không có khả năng sáng tạo. Hoặc ngược lại một cá nhân cho là vô cùng sáng tạo nhưng không tò mò, không có nhận biết về văn hoá và xã hội, không có khả năng hợp tác. Sự khác biệt này một phần là vì môi trường làm việc đòi hỏi con người có tư duy liên ngành, khả năng thích nghi và hợp tác, mặt khác nó cách thức mà não con người thật sự hoạt động. Vì vậy đã có nhiều chương trình phát triển trẻ toàn diện dù việc rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh được đánh giá và xếp hạng rất cao. Để các kĩ năng của một người phát triển cần xây dựng một môi trường phát triển toàn diện, đích đến của nó không phải là điểm số hay thành tích một người có thể đạt được mà là một con người, một công dân có ích cho chính đời sống của anh ta cũng như xã hội. 

Một chương trình phát triển toàn diện sẽ quan tâm tới các yếu tố phát triển nào của một học sinh. Chúng thể tham khảo chương trình đào tạo của Phần Lan (2), quốc gia dẫn đầu về giáo dục trên thế giới trong những năm liên tiếp gần đây. Mục tiêu giáo dục của Phần Lan là phát triển một công dân hoàn thiện sự phát triển của một con người với 7 mục tiêu: 

  • Có khả năng chăm sóc bản thân và người khác, quản lý được các hoạt động thường ngày, hiểu biết về sự án toàn
  • Có năng lực về văn hoá có khả năng tương tác và diễn đạt. 
  • Có kiến thức liên ngành. 
  • Có năng lực công nghệ thông tin. 
  • Có năng lực trong môi trường làm việc và tinh thần doanh nhân. 
  • Tham gia và ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường tương lai bền vững. 
  • Có khả năng suy nghĩ và học cách học.

Chương trình này đưa ra câu trả lời rất rõ ràng cho mục tiêu của giáo dục là hoàn thiện một con người như một công dân hữu ích.  

(2) Mục tiêu quốc gia cho giáo dục căn bản tại Phần Lan. 

Là người sống, học tập và làm việc đôi khi chúng ta chỉ tập trung vào việc phải làm và quên đi chúng ta thật sự muốn đi đâu. Dẫu vẫn biết rằng điểm số, thành tích, chỉ tiêu thể hiện các mức độ kĩ năng và kiến thức mà mỗi cá nhân đạt được, nhưng đôi khi chúng ta tập trung vào điểm số và thành tích và quên đích đến của mình. Là người góp phần xây dựng môi trường học tập cho con em chúng ta chúng ta quên rằng môi trường học tập là để phát triển tự thân nó không phải là cuộc thi, là bảng xếp hạng.

Trong nhiều năm, học sinh thường gặp các câu hỏi rằng: lớn lên con muốn làm gì? Từ đó việc hướng nghiệp gần như là danh sách dài các ngành nghề và mô tả. Việc phát triển con người cũng tập trung và ưu tiên xoay quanh việc hoàn thiện các kĩ năng và kiến thức mà mỗi ngành nghề yêu cầu.

Tương lai rất khác. Sẽ không có một tiêu chuẩn, mô tả cố định nào cho các công việc mới trong thế kỉ 21. Việc này đã và đang diễn ra như những gì chúng ta đã thấy với vô số ngành nghề mới ra đời mà hầu như những người làm hướng nghiệp truyền thống không kjp cập nhật. Kể cả mô tả công việc của các ngành nghề truyền thống tự thân cũng thay đổi.

Nên yêu cầu về các kĩ năng trong tương lai dù có khác nhau có thay đổi theo thời gian nó vẫn vì mục tiêu phát triển của con người và nằm trong khả năng của con người có thể đạt được thông qua việc học tập và rèn luyện. Khác với quá khứ sự thay đổi và chuyển dịch của thế giới diễn ra với tốc độ mà con người và các chương trình giáo dục đủ thời gian để thay đổi, đào tạo giúp người học thích nghi. Trong nền kinh tế sáng tạo đang diễn ra cho đến tương lai , những ngành nghề mới xuất hiện, thay thế và biến mất trên diện rộng với tốc độ nhanh. Người làm giáo dục không thể dự đoán ngành nghề để xây dựng các khuôn mẫu gồm các tiêu chí để người học ưu tiên rèn luyện nhằm đạt được một mục tiêu cụ nghề nghiệp cụ thể. Môi trường giáo dục cho các kĩ năng của thế kỉ 21 phải là môi trường giúp học sinh đạt  rèn luyện và phát triển toàn diện con người – điều duy nhất không thay đối với mỗi cá nhân, đối với con người nói chung, giúp con người tồn tại, thích nghi và vượt qua thử thách dù bất kì chuyển dịch nào của xã hội. 

Các kĩ năng trong thế kỉ 21 gây áp lực cho chính chúng ta với vai trò là người lao động trong xã hội, nó càng gây áp lực hơn trong vai trò làm ba mẹ để xây dựng kế hoạch học tập cho con của mình. Nhưng lần nữa nhìn lại những kĩ năng mà con em của chúng ta cần có suy cho cùng là xây dựng một con người hoàn thiện. Điều mà chúng ta cần làm đôi khi là nhìn lại chương trình học sẽ dẫn con em của chúng ta đi đến đâu. Chúng ta đang xây dựng môi trường học tập để các con phát triển hay để xây dựng bảng điểm và thành tích đẹp, chúng ta xây dựng môi trường học tập để một cá nhân có thể phát triển toàn diện tư duy độc lập hay đi theo một khuôn mẫu đã định trước cho một tương lai không cần khuôn mẫu. Khi bình tĩnh nhìn nhận và cân nhắc bản chất của giáo dục đôi khi giải pháp có thể sẽ vô cùng đơn giản cho một tương lai vô cùng phức tạp. 

Lâm Nguyễn

Tham khảo: WEF 2015