1.Các mức độ tư duy (H.O.T Skills hay High order thinking skills ) là gì?
High-order thinking skills là các mức độ tư duy khác nhau trên một vấn đề dựa theo nghiên cứu Bloom.
Thông qua các hoạt động tương tác khác nhau, não có thể tư duy theo 6 mức độ:
Mức độ đơn giản nhất nhớ (remember), sau đó lần lượt đến hiểu (understand), áp dụng (apply) , phân tích (analyze), đánh giá (evaluate) và cao nhất là sáng tạo (create).
Như vậy, cùng một chủ đề, nhưng não sẽ được kích hoạt ở các mức độ tư duy khác nhau tuỳ theo các hoạt động mà chúng ta có. Nên để xây dựng kĩ năng tư duy, điều quan trọng không phải là chúng ta học cái gì mà chúng ta học như thế nào.
2. Tư duy bậc cao thể hiện trong thực tế như thế nào?
Ví dụ một chủ đề đơn giản: trái chanh.
Mức độ 1 – nhớ (remember): biết tên, hình dáng, kích thước, màu sắc và vị của trái chanh là gì.
Mức độ 2 – hiểu (understand): vị chua thì nằm ở nước chanh, bên trong tép chanh còn ở bên ngoài vỏ chanh sẽ có vị đắng. Kích thước là kích thước tối đa khi trái chanh lớn hoàn toàn. Và trái chanh còn có rất nhiều vitamin C.
Mức độ 3 – áp dụng (apply): vì trái chanh có vị chua nhưng vitamin C lại tốt cho cơ thể nên có nhiều cách khác nhau để có thể tận dụng nguồn vitamin C này mà không bị quá chua và không để bị vị đắng của vỏ, như làm nước chanh chẳng hạn!
Mức độ 4,5 – phân tích đánh giá (analyze, evaluate): ở mức độ này thì bắt đầu tìm hiểu và so sánh các đặc điểm của một trái chanh. Ví dụ như kích thước, màu sắc, độ chua của các loại chanh khác nhau. Vitamin C trong trái chanh so với các loại trái cây khác hoặc so với viên C sủi thì khác nhau như thế nào. Lúc này, trẻ cũng sẽ được rèn luyện tư duy phản biện qua đánh giá một vấn đề đa chiều, từ đó trẻ có khả năng thể hiện ý tưởng cá nhân, thương lượng, sáng tạo và xử lý tình huống linh hoạt hơn.
Mức độ 5 – sáng tạo (create): chúng ta có thể tạo ra những thứ khác nhau dựa trên sở thích cá nhân hoặc vấn đề mình muốn hướng đến như là các loại nước ép có nhiều vitamin C tốt cho sức khoẻ, hoặc những món thức ăn nhiều vitamin C cho các bạn không thích vị chua.
3. Giúp trẻ phát triển tư duy bậc cao
Phụ huynh hoặc giáo viên có thể đặt thật nhiều câu hỏi và hoạt động khác nhau trên một đề tài bất kỳ để phát triển tư duy của học sinh: phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xét, mô tả, giải thích, lựa chọn, phân loại, tìm yếu tố đối lập thậm chí là nhân cách hoá.
Việc đặt câu hỏi và tương tác với đề tài nên trở thành hoạt động thường ngày để không chỉ xây dựng thói quen và tư duy mở mà còn giúp rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh.
Phụ huynh hoặc giáo viên có thể tham khảo danh sách câu hỏi theo thang tư duy Bloom mà chúng tôi tổng hợp dưới đây để xây dựng các trao đổi thú vị với các bạn nhỏ:
Nguồn :
Các bài viết về các câu hỏi, hoạt động nhằm tăng các mức độ tư duy:
http://thinkonline.smarttutor.com/blooming-orange-blooms-taxonomy-helpful-verbs-poster/
https://www.teachermagazine.com.au/articles/developing-higher-order-thinking-skills
Video về Mức độ tư duy của Bayaan Academy :