Mô hình giáo dục cá nhân hóa không phải là xu hướng hoàn toàn mới trong giáo dục mà đã có từ khá lâu. Đây là khái niệm về một chương trình dạy và học phù hợp với nhu cầu, khả năng và sở thích của mỗi cá nhân. Vài năm trở lại đây, chương trình này được đặc biệt quan tâm tại Mỹ và nhiều quốc gia phương tây và được cho là giải pháp không chỉ cho các vấn đề của ngành giáo dục mà còn đối với cả các thách thức trong nền kinh tế và xã hội hiện đại.
Mục tiêu của phương pháp học tập đặc biệt này là dựa theo nhu cầu của từng học sinh, cho phép học sinh tham gia chủ động vào quá trình học tập và có quyền kiểm soát việc học của mình nhiều hơn tùy vào môi trường học tập cá nhân hóa. Học sinh được trao quyền làm chủ và có trọng trách cao nhất đối trải nghiệm học tập của mình.
Hai phương pháp phổ biến của giáo dục cá nhân hóa là Nhịp độ và Học sinh làm chủ.
Cá nhân hóa theo nhịp độ cho phép người học nghiền ngẫm và nghiên cứu tài liệu tùy theo tốc độ của từng cá nhân. Phương pháp này sẽ giúp giải quyết vấn đề về sự chênh lệch trong khả năng tiếp thu của mỗi người. Chương trình này cho phép học sinh có thể đi chậm lại hoặc tăng tốc dựa trên mức độ và tốc độ làm chủ khả năng của mình.
Trong mô hình học cá nhân hóa do học sinh làm chủ, người học sẽ quyết định việc học gì dựa trên mục tiêu và sở thích của mình. Chương trình học cá nhân hóa do học sinh làm chủ thường được giảng dạy theo dự án với các chủ đề mà học sinh muốn khám phá và ở môi trường học này, rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh và tạo cơ hội cho bạn làm việc trên cả phương diện cá nhân và hợp tác.
Vai trò của giáo viên trong giáo dục cá nhân hóa
Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong mô hình giáo dục cá nhân hóa. Giáo viên là người truyền cảm hứng cho học sinh và được yêu cầu phải có những kỹ năng, phẩm chất, phong thái chủ động trong mọi vấn đề và luôn sẵn sàng hành động. Chính những yếu tố này sẽ giúp giáo viên có đủ khả năng đáp ứng sở thích và nhu cầu phát triển của người học. Để giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập đã đề ra, giáo viên sẽ là người tìm hiểu tài liệu và phân loại đâu là thứ phù hợp với từng cấp độ, kỹ năng của học sinh. Mặc dù đây là công việc không hề dễ dàng, nhưng việc hiểu rõ nhu cầu và sở thích của người học theo cách này có thể giúp mối quan hệ thầy, trò trở nên gắn bó. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần liên tục “thử thách” thêm học sinh bằng cách đặt các câu hỏi giúp rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh. Các bạn cần tự đánh giá lại phương pháp, kết quả học tập, cách bạn tiếp cận vấn đề để có nhiều lựa chọn, cách học tập và làm việc linh hoạt mà hiệu quả.
Mô hình giáo dục cá nhân hóa ở Arkki
Tất cả chương trình học của Arkki đều được tiếp cận thông qua các dự án. Đây chính là môi trường lý tưởng để áp dụng mô hình giáo dục cá nhân hóa.
Trong lớp học Arkki, mỗi học sinh đều là trung tâm. Giáo viên hay còn gọi là người hướng dẫn sẽ làm việc với một nhóm học sinh để nhận biết những ưu, nhược điểm, khả năng, sở thích, thiên hướng của từng học sinh từ đó đưa ra những chiến lược học tập phù hợp cho từng thành viên lớp học. Mọi hoạt động học tập đều được bắt đầu từ năng lực của học sinh học sinh, được đánh giá theo những cách khác biệt, được thực hiện dựa trên nhu cầu và sở thích của học sinh.
Việc tổ chức lớp học mà ở đó cho phép học sinh chủ động lựa chọn phương án học tập thoạt nhìn sẽ có cảm giác đây là một lớp học lộn xộn và giáo viên sẽ phải vất vả để có thể quản lý được lớp học. Tuy nhiên, học sinh sẽ làm việc hiệu quả hơn khi cảm thấy được tin tưởng và có quyền quyết định đối với việc học của mình. Học sinh được tự đề xuất, chọn lựa cách tiếp cận và giải quyết vấn đề cụ thể mà giáo viên đưa ra ở mỗi dự án theo xu hướng, sở thích và khả năng của mình, nhờ đó bạn được rèn luyện tư duy phản biện. Phụ huynh cũng sẽ nhận thấy sự khác biệt theo hướng tích cực và có thể sẽ phát hiện ra những điều chưa từng biết của con mình.
Trong các hoạt động của lớp học Arkki, học sinh có nhiều cơ hội để thực hành những kỹ năng xã hội và cảm xúc đồng thời nhận biết được vai trò của mình đối với kết quả làm việc của bản thân cũng như của đội nhóm. Từ đó, học sinh sẽ có ý thức trách nhiệm với việc học của mình và cùng nhau xây dựng một cộng đồng với các quy tắc ứng xử phù hợp.
Một điểm khác biệt của môi trường giáo dục cá nhân hóa Arkki là việc đánh giá học sinh. Thay vì xếp hạng, giáo viên sẽ ghi nhận thông tin về hoạt động học tập của học sinh như một cách để có thể thiết lập mục tiêu và theo dõi sự tiến bộ. Kết quả học tập của học sinh được tiếp cận dưới góc độ riêng tư (Personal touch) và đây là cách để giáo viên, học sinh và phụ huynh điều chỉnh nhịp độ của quá trình học tập. Học sinh cũng có thể tự thiết lập biểu đồ về sự tiến bộ của mình và đặt mục tiêu học tập cho cá nhân, xác định những mục tiêu mới và những điểm cần phải cải thiện thông qua công cụ tự đánh giá.
Giáo dục cá nhân hóa là môi trường thuận lợi nhất để mỗi cá nhân phát triển, hoàn thiện và khác biệt nhất đồng thời xây dựng một cộng đồng với những mối quan hệ bạn – bè, thầy – trò, cha mẹ – con cái thật sự thấu hiểu.
HuyenP. tổng hợp.
Tham khảo: