Phần lan đã làm gì để trở thành quốc gia sáng tạo nhất trên TG?

TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT : ĐIỀU QUAN TRỌNG TRONG GIÁO DỤC PHẦN LAN
Một cụm từ luôn xuất hiện trong tất cả các bài chia sẻ của Sir Ken Robinson, chuyên gia quốc tế hàng đầu về giáo dục và đổi mới sáng tạo, chính là “Sự đa dạng”. Ông nhấn mạnh rằng mỗi đứa trẻ đều là những cá nhân khác biệt. Và đặt câu hỏi: Tại sao chương trình học hiện nay lại là dạng chuẩn hoá (standardization) thay vì lẽ ra nên thiết kế riêng cho từng người học (customization)? Hãy hình dung sự khác nhau giữa chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh, nơi mọi nhà hàng đều chỉ theo một công thức, và các nhà hàng Michelin, nơi mỗi nhà hàng là một sự khác biệt đầy thú vị, bạn muốn thưởng thức món ăn ở nơi nào hơn?
Khi mỗi cá nhân là một sự khác biệt, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề càng trở nên sáng tạo và đa dạng hơn.
Để tạo điều kiện phát triển sự đa dạng này, các giáo viên Phần Lan được hoàn toàn chủ động trong việc biên soạn nội dung chương trình học và lựa chọn sách để phù hợp với học sinh trong lớp mình. Lấy người học làm trung tâm, giáo viên không áp đặt kiến thức mà chỉ đặt ra những câu hỏi khơi gợi và phát triển trí tò mò, khả năng tư duy của trẻ (Teacher as facilitator). Việc này giúp các em tha hồ thể nghiệm, thoải mái thử sai trong việc khám phá thế giới xung quanh và thể hiện chính xác bản thân mình.
Như những chia sẻ của các giáo viên Phần Lan :
Trường học là nơi các em được học hỏi một cách tự nhiên.
Các em cần được cảm thấy hạnh phúc.
Không có áp lực về bài vở và thi cử.
Các em có thể trở thành bất kỳ ai các em muốn khi lớn lên.
Vì các em đã có năng lực đó trong mình.

Nguồn tham khảo:
1- Các bài TEDTalk của Sir Ken Robinson:
https://www.ted.com/search?q=sir+ken+robinson
2- Video “Vì sao Phần Lan có nền giáo dục hàng đầu thế giới?”
https://www.youtube.com/watch?v=mHpvh9nLdks
3- Đúng việc – Giản Tư Trung – Phần so sánh giữa giáo dục Phần Lan và Việt Nam (tr.309-311)
#ArkkiVietnam #giaoductuduy #giaoduckynang #giaoducPhanLan