“Căn bệnh của những đứa trẻ ngoan là chúng chưa từng trải nghiệm tình huống người khác chịu đựng được sự hư hỏng của chúng. Chúng bỏ lỡ một đặc quyền quan trọng dành cho những đứa trẻ khỏe mạnh, đó là được thể hiện sự ghen tị, tham lam, ích kỷ, và vẫn được yêu thương.”
1. Thế nào là trẻ ngoan
“Trẻ ngoan” trong trường hợp này muốn nói đến những trẻ thường được khen là “dễ bảo, dễ dạy, dễ nghe lời, hiền lành, không cãi lời người lớn, luôn làm cha mẹ vui lòng, không bao giờ gây phiền toái” hay nói ngắn gọn là “gọi dạ, bảo vâng, chăm ngoan, học giỏi”. Hướng đến việc dạy “trẻ ngoan” gần như trái hẳn với các phương pháp rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh giúp cho trẻ em suy nghĩ độc lập đôi khi trái ngược với ba mẹ của một số chương trình giáo dục hiện nay.
Các em luôn làm bài tập đúng giờ, chữ viết ngay hàng thẳng lối, phòng ngủ sắp xếp gọn gàng, muốn giúp đỡ bố mẹ.
Vì các em không thể hiện nhiều vấn đề trực tiếp nên ta hay cho rằng mọi thứ đều ổn với những đứa trẻ ngoan. Các em không nhận được sự quan tâm “đặc biệt” mà bọn trẻ hay “vẽ bậy, phá phách” nhận được. Người ta nghĩ rằng trẻ ngoan thì ổn, vì trẻ làm mọi thứ mà người khác kỳ vọng ở chúng. Và tất nhiên, đó chính là vấn đề, một vấn đề rất lớn!!!
2. Tác hại tiềm ẩn đối với 1 đứa trẻ ngoan
Che giấu đi những cảm xúc thật để làm hài lòng người lớn
Những nỗi đau khổ thầm kín và khó đoán trong tương lai của một đứa trẻ ngoan bắt nguồn từ cảm xúc bên trong của chúng đối với việc tuân thủ quy tắc quá mức. Chúng ngoan ngoãn vì không còn lựa chọn nào khác. Sự ngoan ngoãn này là bắt buộc thay vì một lựa chọn.
Nhiều trẻ cư xử ngoan ngoãn vì không muốn cha mẹ thêm muộn phiền, rắc rối hay khó khăn từ chúng. Hoặc có thể, chúng ngoan vì muốn xoa dịu cha mẹ hay nổi giận, những người có thể trở nên cực kì đáng sợ khi thấy có bất cứ dấu hiệu nào của sự kém hoàn hảo. Kiểu đè nén cảm xúc này khiến đứa trẻ vâng lời trong một thời gian, nhưng sẽ tích tụ nhiều vấn đề mà trẻ phải đối mặt sau này.
Trẻ ngoan hay nói lời ngọt ngào, giỏi thỏa mãn kỳ vọng của người khác nhưng lại chôn giấu suy nghĩ và cảm xúc thật sự của mình. Từ đó gây ra các triệu chứng thần kinh, sự cắn rứt, sự bùng nổ bất chợt. Căn bệnh của những đứa trẻ ngoan là chúng chưa từng trải nghiệm tình huống người khác chịu đựng được sự hư hỏng của chúng. Chúng bỏ lỡ một đặc quyền quan trọng dành cho những đứa trẻ khỏe mạnh, đó là được thể hiện sự ghen tị, tham lam, ích kỷ, và vẫn được yêu thương.
Không có quan điểm hay lập trường cá nhân, chỉ biết làm theo những gì được bảo
Việc tuân thủ quy tắc thái, một trẻ chưa bao giờ được trải qua các chương trình rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh của nhà trường, hay bất kì môi trường giáo dục tôn trọng tư duy riêng biệt, độc lập hoặc yếu tố cá nhân, sẽ làm trẻ dần đánh mất lập trường của mình. Gần như mọi việc thú vị, đáng để làm hoặc quan trọng đều phải đối mặt với sự phản đối nhất định. Nếu trẻ có một ý tưởng mới mẻ tuyệt vời nhưng ba mẹ lại tỏ vẻ khó chịu, trẻ có thể sẽ nhanh chóng từ bỏ và đánh mất cơ hội thành công. Trẻ ngoan thường bị gắn với một sự nghiệp tầm thường và thói quen làm hài lòng người khác.
3. Định nghĩa “trẻ ngoan” thời đại 4.0
Với ba mẹ Mỹ, khái niệm “con ngoan” không phải là “biết vâng lời” mà chỉ cần trẻ “biết hợp tác”.
Những nền giáo dục tiên tiến, rất quan tâm đến việc rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh, phụ huynh và nhà trường rất chú trọng phát triển cá tính, sự khác biệt của từng trẻ để các em tìm ra mẫu hình mà các em mong muốn. Các em phản ứng lại sự áp đặt là biểu hiện đáng mừng, cho thấy các em đã nhận ra những bất ổn của giáo dục áp đặt, không chấp nhận những điều vô lý.
Quan trọng nhất là dạy các em tư duy phản biện, phương pháp phản biện, tranh luận một cách phù hợp, văn minh chứ không phải là chỉ cãi hay phản hồi mà không suy nghĩ.
4. Người lớn cần làm gì để giúp các em
Giúp trẻ trở thành “những nhà thám hiểm biết suy nghĩ”
Thầy bảo gì làm nấy, cô giảng gì chép đó. Các em đã quá quen với việc nghe và làm theo một chiều đã được rèn từ nhỏ bởi cách dạy dỗ của phụ huynh. Và trong số các những đứa trẻ ngoan đến mức thụ động đó, có những cô bé, cậu bé bỗng nhiên khác biệt hơn, sáng tạo hơn, đột phá hơn, và vì các thầy cô và các phụ huynh không thể đối phó được với sự hết-sức-đặc-biệt đó, các em ngay lập tức bị liệt vào hàng “học sinh cá biệt”. Có phải người lớn chúng ta hay áp đặt những “tư duy đúng” khi dạy dỗ trẻ thơ mà không để ý rằng mọi thứ đều là tương đối thì kiến thức cũng chỉ có “đúng tương đối” trong một không gian, thời gian hay góc nhìn nào đó thôi. Có khi nào chúng ta ngăn cơn giận chậm lại 1 nhịp, để nghe con trẻ phân trần, giải thích, xem cái lý của trẻ như thế nào chưa?? Nhiều khi con không phải cố tình hỏi trêu ngươi, hỏi xoáy đáp xoay, con chỉ ngây thơ nêu ý kiến, hay một ý tưởng đột phá nào đó, nhưng trớ trêu lại bị người lớn la rầy, khiến trẻ sợ và bỏ qua tư duy quý giá ấy.
Cuộc sống của chúng ta trở nên vô cùng đa dạng và phong phú chính nhờ những sự khác biệt. Đừng biến con em chúng ta trở thành những con cừu non biết nghe lời, mà hãy giúp các em trở thành những nhà thám hiểm biết suy nghĩ. Những lúc trẻ không nghe theo sự dạy bảo và hướng dẫn của cha mẹ hoặc thầy cô, hãy trò chuyện cùng trẻ. Một chút kiên nhẫn của ngày hôm nay có thể sẽ tạo cho thế giới một bậc đại tài sau này thay vì gán cho trẻ trong hiện tại cái mác “trẻ hư”.
Kiên nhẫn, yêu thương và hiểu biết
Lời nói và hành động của chúng ta là một trong những tác động, phải nói là quan trọng nhất, đến sự hình thành tính cách và con người của các em nhỏ sau này. Một chút kiên nhẫn, một chút yêu thương (đây là điều các bậc phụ huynh đáng kính dư sức có) và một chút hiểu biết. Hãy nhẹ nhàng và, một lần nữa, kiên nhẫn. Đừng la mắng trẻ, đừng đánh đập trẻ. Chỉ cần dành thời gian cho trẻ con nhiều hơn, hiểu trẻ con nhiều hơn, cùng học và cùng lớn với chúng, chắc chắn các bậc phụ huynh chúng ta và cùng với cả xã hội sẽ đào tạo ra những con người hết sức tuyệt vời cho cuộc sống này.
Từ tuổi thơ qua tuổi vị thành niên và đến tuổi trưởng thành, những phán đoán và cái nhìn của cha mẹ phải được thay đổi phù hợp theo từng lứa tuổi. Cha mẹ cần biết rằng, tuổi thơ con cái luôn thần tượng cha mẹ, nhưng bước vào tuổi vị thành niên, thái độ thần tượng ấy có thể biến thành thái độ chỉ trích, và ở tuổi trưởng thành, con cái mới chuyển qua thái độ từ từ thán phục căn cứ vào những gì cha mẹ nói và làm.
Vì vậy, người lớn cũng cần phải học hỏi, phải có tư duy phản biện, chấp nhận sự khác biệt của mỗi người bằng đối thoại, tranh luận lành mạnh. Điều này không chỉ để tháo gỡ, giúp con trẻ phát huy hết năng lực bản thân mà còn là cách để ba mẹ, thầy cô,… trưởng thành và tạo được niềm tin đối với trẻ hơn.
Phương Châu (sưu tầm và tổng hợp)
Tham khảo